Nghiên cứu khoa học

31

NGHIÊN CỨU KHoA HỌC

Bên cạnh công tác giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học cũng được các cán bộ, giảng viên của Bộ môn Sức bền Vật liệu cùng với nhóm nghiên cứu mạnh “Cơ học Vật liệu và Kết cấu tiên tiến” gồm đa số các thành viên nghiên cứu chính là giảng viên Bộ môn, tập trung thực hiện theo một số hướng nghiên cứu chính sau đây:

 1. Mô hình hóa và phân tích ứng xử cơ học của các kết cấu bằng vật liệu tiên tiến:

  • Nghiên cứu phát triển các mô hình toán học và mô hình số để dự đoán ứng xử cơ học của các kết cấu làm bằng các vật liệu tiên tiến: vật liệu composite, vật liệu có cơ tính biến thiên (FGM), vật liệu áp điện (piezoelectric material), vật liệu auxetic , vật liệu nano…
  • Sử dụng các công cụ phân tích cơ học như các phần mềm tính toán kết cấu như SAP, ETAB, ANSYS, ABAQUS, … để mô phỏng số nhằm phục vụ công tác thiết kế các kết cấu chịu tải trọng phức tạp, trong các điều kiện làm việc khác nhau.

2. Phân tích dữ liệu kết cấu, đánh giá mức độ rủi ro và an toàn của kết cấu theo lý thuyết độ tin cậy và lý thuyết mờ:

  • Áp dụng lý thuyết độ tin cậy để đánh giá và dự đoán mức độ an toàn của các kết cấu vật liệu trong điều kiện hoạt động thực tế.
  • Sử dụng lý thuyết tập mờ để xử lý sự không chắc chắn và không chính xác trong dữ liệu đầu vào và đưa ra quyết định về mức độ an toàn của kết cấu.

3. Ứng dụng học máy, học sâu và các công cụ số, trí tuệ nhân tạo vào tối ưu hóa kết cấu:

  • Phát triển các các thuật toán tối ưu, như thuật toán di truyền, thuật toán điều chỉnh cá thể, thuật toán tiến hóa vi phân, … và các phương pháp khác để tìm kiếm giải pháp tối ưu cho từng bài toán cụ thể.
  • Ứng dụng các công cụ số như học máy, học sâu vào phân tích kết cấu làm giảm khối lượng tính toán các tham số tiền định, lựa chọn thuật toán tối ưu hóa hợp lý để tối ưu hóa tính toán các kết cấu.

4. Thực nghiệm vật liệu:

Với máy thử nghiệm cơ học vạn năng INSTRON-5985 với các chức năng hiện đại, PTN SBVL có thể tiến hành:

  • Thử nghiệm cơ học như kéo, nén, uốn để đánh giá và kiểm tra tính chất cơ học của các vật liệu, bao gồm các vật liệu thông thường và vật liệu tiên tiến như kim loại, thép, bê tông, composite ...

5.  Tìm hiểu các đề tài NCKH của giảng viên bộ môn SBVL tại đây.

6. Hồ sơ khoa học của giảng viên bộ môn SBVL

             
             

TT

Họ và  tên

Chuyên ngành

Hồ sơ khoa học

1

GS. TS. Trần Minh Tú

Cơ học ứng dụng

https://scholar.google.com/citations?user=ui31kzQAAAAJ&hl=vi&oi=sra

2

GS. TS. Trần Văn Liên Cơ học ứng dụng https://scholar.google.com/citations?hl=vi&user=1I6w8DQAAAAJ

3

TS. Chu Thanh Bình

Cơ kỹ thuật

https://scholar.google.com/citations?user=0Hhl0tEAAAAJ&hl=vi

4

PGS. TS. Đặng Xuân Hùng

Kỹ Thuật Xây dựng

https://scholar.google.com/citations?user=wIqTgKQAAAAJ&hl=vi

5

PGS. TS. Trần Hữu Quốc

Cơ học

https://scholar.google.com/citations?user=hciEws4AAAAJ&hl=vi

6

TS. Vũ Văn Thẩm

Cơ kỹ thuật

https://scholar.google.com/citations?user=bYgBVpgAAAAJ&hl=vi

7

TS. Nguyễn Văn Long

Cơ kỹ thuật

https://scholar.google.com/citations?user=u3f4CpoAAAAJ&hl=vi

8

TS. Phạm Sỹ Đồng

Kỹ thuật vật liệu

https://scholar.google.com/citations?hl=vi&user=egkFjJAAAAAJ

9

TS. Nguyễn Văn Lợi

Kỹ thuật xây dựng

https://scholar.google.com/citations?user=CYrMZakAAAAJ&hl=vi

10

Ths. Trần Bình Định

Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp

https://scholar.google.com/citations?user=vBiQ-1gAAAAJ&hl=vi

11

Ths. Trần Đại Hào

Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp

 

12

Ths. Nguyễn Thị Bích Phượng

Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp

https://scholar.google.com/citations?user=JtJgtGsAAAAJ&hl=vi

13

Ths. Hoàng Thu Phương

Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp

https://scholar.google.com/citations?user=EATDKXIAAAAJ&hl=vi